Tác hại của gián đức như thế nào đối với con người?
Để biết được tác hại của gián đức như thế nào đối với con người. Trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu
Gián đức là gì?
Gián đức thích ăn gì?
Gián đức thích ở đâu?
Gián đức sinh sản như thế nào?
Gián đức phát triển mạnh vào mùa nào?
Tại sao chúng lại gây hại đối với con người?
Gián đức có thể dài hơn 50 mm, loài gián sống ở môi trường nhiệt đới thường có kích thước lớn hơn các loài gián sống ở môi trường khác. Gián có 6 chân, 2 râu và một số loài có cánh. Tuy nhiên, hầu hết các con gián có cánh này thường không giỏi bay cho lắm. Tìm hiểu thêm về đặc điểm cấu tạo ngoài của gián.
Gián thuộc giới động vật, ngành chân khớp, lớp côn trùng và bộ Blattodea. Vài loài có thể xâm nhập vào nhà dân và là loài côn trùng dịch hại đáng quan ngại. Các loài khác là loài có ích cho môi trường vì chúng tái chế các chất hữu cơ trong tình trạng phân hủy. Gián có thể là sinh vật trung gian mang nhiều mầm bệnh vì chúng thường được tìm thấy gần bồn nước hoặc trong nhà bếp, nơi lưu trữ thực phẩm. Các nhà hàng cũng có thể bị gián tấn công.
Gián đức xuất hiện ở đâu: Căn hộ chung cư, nhà cao tầng, nhà hàng, bếp ăn, Khách sạn, quán bia, quán karaoke…
Gián có mùi hôi và cũng có thể phát ra âm thanh. Gián gió Madagascar là ví dụ điển hình nhất của loài gián hữu thanh, mặc dù một số loài phổ biến có thể phát ra các âm thanh nhỏ hơn khi gặm nhấm hoặc tiếng ồn khi chúng sục sạo.
Gián có thể quấy rối mái ấm của bạn. Để giành thắng lợi trong công cuộc kiểm soát gián, bạn cần biết những điều dưới đây:
Đường xâm nhập: Gián có thể xâm nhập vào nhà bạn bằng nhiều cách, thông qua các vết nứt và khe hở bên ngoài, lỗ thông gió, cống rãnh và ống nước. Chúng cũng vô tình được ta mang vào nhà khi sử dụng các sản phẩm như túi đựng thực phẩm, hộp, ví tiền hoặc chính con người chúng ta. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết gián xâm nhập.
Môi trường sống lý tưởng: Nhà của bạn là nơi lý tưởng tạo điều kiện cho các loài gián sinh sôi nảy nở. Với nguồn thức ăn, nước uống và địa điểm làm tổ dồi dào cùng nhiệt độ ấm áp, chúng có thể hoạt động quanh năm.
Mùa phát triển: Chúng sinh trưởng nhanh vào mùa xuân và đầu mùa hè, chui rúc trong tầng hầm vào mùa đông
Gián sinh sống ngoài tự nhiên ở miền Nam nước Mỹ tham gia vào kì ngủ đông, trì hoãn giai đoạn phát triển của chúng vào mùa thu. Khi xuân đến, chúng hoạt động trở lại
Thức ăn của gián: Gián là loài chuyên ăn những thứ hôi thối và rất phàm ăn, chúng sẽ tấn công bất cứ nguồn thực phẩm hữu cơ nào có sẵn. Mặc dù chúng thích đồ ngọt, thịt và tinh bột, chúng còn được biết có thể tiêu thụ những thứ khác như tóc, sách vở và các chất phân hủy. Gián sẽ ăn bất cứ thứ gì chúng bắt gặp: gián sinh sống trong cống rãnh ăn rác thải, còn các loài sống trong thân cây chết ăn gỗ phân hủy.
Gián ăn các mẩu thức ăn thừa, thức ăn vương vãi trên sàn
Khi không có nước, gián có thể sống vài ngày đến 1 tuần. Khi có nước nhưng thiếu hụt thức ăn, vài loài gián có thể sống đến vài tháng tại một thời điểm. Tuy nhiên, chúng sẽ bỏ mạng nhanh chóng nếu cho chúng thức ăn khô mà không cho nước.
Vài loài gián nhất định đã thích nghi với lối sống và nguồn thực phẩm của con người. Gián Mỹ có thể được tìm thấy ở nơi lưu trữ thực phẩm hoặc khu vực chế biến trong nơi ở của con người. Chúng chủ yếu xuất hiện trong nhà bếp, nhà hàng và tạp hóa. Chúng ưa những nơi ẩm ướt trong các kiến trúc và thường chui rúc trong tầng hầm vào mùa đông. Trong nhà, gián thường ẩn nấp trong các khe nứt và phía sau đồ đạc trong nhà, chui ra ngoài để sục sạo tìm thức ăn vào ban đêm. Vào mùa đông, các loài sống ngoài tự nhiên cũng xâm nhập vào nhà để tìm kiếm nhiệt độ và độ ẩm.
Sinh sản: Gián phải trải qua giai đoạn trứng và ấu trùng trước khi phát triển thành gián trưởng thành. Trứng gián sinh ra bởi gián cái được bọc trong các kén trứng có độ co giãn, gọi là túi bào tử. Số lượng ấu trùng trong mỗi túi bào tử đa dạng tùy theo loài. Thời gian để trứng nở thành ấu trùng khác nhau giữa các loài và tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Ấu trùng phối hợp cùng lúc với nhau để thoát khỏi túi bào tử.
Vòng đời trung bình của gián trưởng thành khoảng 1 năm (Gián đức 4 tháng) nhưng còn tùy theo loài. Nhiệt độ và các điều kiện môi trường khác ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sống của gián.
Gián đức trưởng thành sinh sản rất nhanh và được biết thích bu bám quanh xác thối. Gián chủ yếu hoạt động về đêm. Gián xuất hiện vào ban ngày có thể là nạn nhân của sự bùng nổ dân số hoặc đang tìm kiếm nguồn nước hoặc thức ăn.
Tính lẩn tránh: Các giai đoạn phát triển của gián diễn ra rất nhanh. Chúng ta chỉ thấy một phần gián, có thể còn rất rất nhiều hoặc gấp nhiều lần gián trốn sau các bức tường. Vì gián chủ yếu hoạt động về đêm, nếu bạn thấy 1 con, có thể đó chưa phải là tất cả. Số ít gián bạn nhìn thấy vào ban ngày có thể là do chúng bị bắt buộc phải ra ngoài do số lượng quá đông, dấu hiệu cho thấy chúng đã xâm hại nghiêm trọng.
Hoạt động của gián đức: Gián thường được tìm thấy ở những khu vực tối tăm, ẩm ướt trong nhà, khách sạn và nhà hàng. Vài loài còn sinh trưởng trong các cống rãnh hoặc ngoài tự nhiên. Đa số gián ẩn nấp trong những khu vực ẩn khuất, tối tăm vào ban ngày. Chúng có thể được tìm thấy phía sau đồ đạc và thiết bị trong nhà, cũng như dưới tủ lạnh và bếp lò, trong tủ nhà bếp hoặc chạn thức ăn. Chúng có khả năng tự làm dẹt cơ thể để chui qua các khe hở giữa tấm sàn và tường. Gián hoạt động mạnh vào ban đêm, khoảng thời gian này chúng ra ngoài tìm thức ăn và giao phối.
Gián đức tiết ra pheromone tỏa mùi hương hóa học trong phân và trên cơ thể của chúng. Chất pheromone này có chức năng như một tín hiệu giao tiếp của chúng. Mùi pheromone giúp gián tụ tập lại với nhau tại nơi trú ẩn.
Dị ứng/Bệnh suyễn: Các mảnh của lớp vỏ bỏ đi, xác và phân của gián có thể gây dị ứng nghiêm trọng, có thể gây ra phản ứng như mẩn đỏ da, mắt chảy nước, hắt hơi, ngạt mũi và bệnh hen suyễn. Đặc biệt với trẻ em và người mẫn cảm
Gián Đức có thể gây ra nhiều dạng của bệnh dạ dày – ruột như ngộ độc thực phẩm, lỵ, tiêu chảy và nhiều bệnh khác. Tổ chức vi sinh vật gây bệnh bám vào chân hoặc thân gián và nhiễm vào thức ăn khi gián bò lên.
Các biện pháp tự diệt gián đức thường không hiệu quả: Gián có khả năng lẩn trốn tốt hơn cách mà bạn dò tìm chúng, trứng chúng có khả năng chống lại nhiều loại thuốc côn trùng mua bán rộng rãi trên thị trường. Không sử dụng các trang thiết bị, vật liệu và phương pháp đúng cách, bạn sẽ thất bại trong cuộc chiến kiểm soát gián.
Tuân thủ biện pháp, quy trình diệt gián đức bằng bả diệt gián sinh học để đạt hiệu quả diệt tận gốc
Các biện pháp ngăn chặn và phòng chống gián đức xâm nhập: Để ngăn chặn gián Đức phát triển trong nhà, người dân cần lau sạch thức ăn rơi vãi trên sàn nhà, không để bát đĩa bẩn qua đêm, cất thức ăn như ngũ cốc, bánh kẹo, đường, bột mỳ và bánh mỳ trong hộp kín khí. Ngoài ra, rác thải cần đổ vào thùng chắc chắn có nắp đậy kín. Các khe nứt trên tường cũng cần được trám lại
Nếu gặp vấn đề về gián, hãy liên hệ với các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại để có các phương án kiểm soát hiệu quả nhất.